Sự khác biệt của Tết miền Nam và miền Bắc

Phong tuc ngay tet

1. Bánh chưng, bánh tét là món truyền thống của dân tộc, “Tuy rằng khác dáng nhưng chung 1 nồi”. Bánh chưng miền Bắc có hình vuông tượng trưng cho đất mẹ màu mỡ, sung túc. Bánh tét miền Nam có hình ống dài, biểu tượng của sức sống trường tồn, hùng mạnh.

2. Tại miền Bắc, Tết đến đồng nghĩa với những ngày mưa phùn lất phất và những cơn gió mang theo hơi lạnh. Người dân miền Bắc đa phần diện các trang phục mùa đông như áo khoác, áo len, áo dạ, khăn quàng ấm… và tận hưởng không khí se se lạnh. Còn tại miền Nam thời tiết ấm áp dễ chịu nên người miền Nam khi ra đường chơi Tết có thể ăn mặc đủ kiểu, miễn là đẹp và hợp với ngày Tết.

3. Mâm ngũ quả
Người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc. Tuy nhiên, nải chuối không bao giờ thiếu được trên mâm ngũ quả, người miền Bắc thường dùng chuối như một giá đỡ để trưng những loại trái cây khác lên trên.

Trong khi miền Nam có 4 loại quả nhất định phải có trên mâm ngũ quả là mãng cầu, đu đủ, dừa non, xoài tượng trưng cho mong ước trong năm mới là “Cầu Vừa Đủ Xài”. Ngoài ra mọi người thường bày thêm quả sung để hoàn thiện mâm ngũ quả.

4. Miền Bắc hoa Đào, miền Nam hoa Mai.

5. Ở Miền Bắc, ăn kèm với món bánh chưng là món dưa hành chua chua, cay nhẹ. Miền Nam thì ăn kèm với bánh tét lại là món dưa giá mát lành.

6. Miền Bắc có đĩa thịt đông, miền nam có nồi thịt kho nước dừa.

7. Miền Bắc nóng hổi món canh bóng bì, miền Nam thanh mát bát khổ qua hầm.

8. Phong tục tiếp khách: Nơi đâu đi nữa khi tết đến, xuân về việc đến nhà chúc tết nhau là nét đẹp trong văn hóa. Người miền Bắc khi khách tới nhà thường mang trà bánh, mứt, các loại kẹo ngọt để mời. Còn đối với người miền Nam thường là các cuộc nhậu dai dẳng để cùng chúc nhau năm mới thêm nhiều điều may mắn. Do người miền Nam rất thích nhậu và tụ tập bạn bè.

9. Lì xì:
Người miền Nam thường có phong tục lì xì cho trẻ con với những lời chúc tốt đẹp và may mắn dành cho đứa trẻ. Còn người miền Bắc, họ tâm niệm lời chúc đầu năm cần dành cho cả người già và trẻ nhỏ. Vậy nên, họ sẽ mừng tuổi những người lớn tuổi trước, sau đó mới lì xì cho trẻ con.

10. Chơi tết
Quan niệm của người dân miền Bắc là ngày Tết là thời gian để đoàn tụ các thành viên trong gia đình, nên họ thường quây quần bên nhau ở nhà để sum họp, trò chuyện và ăn uống hoặc đi chúc tết họ hàng, bạn bè, hàng xóm. Nhưng người miền Nam với suy nghĩ và tư duy “thoáng” hơn, rằng ngày Tết là để nghỉ ngơi, nên họ thường dành thời gian và tiền bạc tích lũy được trong năm để đi du lịch, khám phá đây đó với người thân và bạn bè.

Nhưng ngày nay, nhiều gia đình ở miền Bắc cũng lựa chọn đi du lịch để tận hưởng một kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán thảnh thơi bên gia đình.

You May Also Like

Avatar

About the Author: Vi An

Mê tìm hiểu những vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.