Tết là dịp để mọi người được trở về bên gia đình, là khoảng thời gian mỗi đứa con xa quê đều đau đáu ngóng trông, là sự mong đợi, háo hức của của cả người lớn, trẻ nhỏ. Dù cuộc sống có bao nhiêu thay đổi; dù mỗi thế hệ có trưởng thành, hội nhập và hiện đại đến đâu; dù bao năm tháng cứ thế trôi qua… thì truyền thống ngày Tết vẫn luôn nguyên vẹn trong mỗi trái tim, tinh thần và nếp sống của mỗi người dân Việt.
[Read more…]
Con nghê thuần Việt
Con nghê là một trong những linh vật phổ biến trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Hình tượng này xuất hiện khá sớm trong lịch sử mỹ thuật và điêu khắc cổ Việt Nam.
Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn.
Như tượng hai con lân trắng ở ngay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài gòn chẳng hạn. Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân. Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, còn con Nghê xuất hiện từ bao giờ? (Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc thuộc?). Dù là biểu tượng thuần túy Việt Nam nhưng con Nghê lại được ít người biết đến.
Con Nghê là gì?
Biểu trưng logo cổ Hà Nội xưa
Khi nói đến biểu trưng của Hà Nội, ai ai cũng nghĩ ngay đến Khuê Văn Các. Nhưng có thể nhiều người chưa biết Logo cổ của Thăng Long – Hà Nội xưa có từ năm 1888
Ý nghĩa biểu trưng: “bức phù điêu đây chính là biểu tượng dấu tích của thành phố Hà Nội ngày xưa , bắt đầu có từ năm 1888. Hai con rồng gắn bó với tên thành phố Thăng Long. Và giữa là thanh bảo kiếm, và cái đó cũng là biểu tượng của hòa bình. Hai bên của phù điêu là nhánh lá sồi và nhánh lá Ô-liu. Lá sồi là biểu tượng cho sức mạnh, Ô-liu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và giàu có” – Trần Hậu Yên Thế. [Read more…]