Tết là dịp để mọi người được trở về bên gia đình, là khoảng thời gian mỗi đứa con xa quê đều đau đáu ngóng trông, là sự mong đợi, háo hức của của cả người lớn, trẻ nhỏ. Dù cuộc sống có bao nhiêu thay đổi; dù mỗi thế hệ có trưởng thành, hội nhập và hiện đại đến đâu; dù bao năm tháng cứ thế trôi qua… thì truyền thống ngày Tết vẫn luôn nguyên vẹn trong mỗi trái tim, tinh thần và nếp sống của mỗi người dân Việt.
Nhắc đến Tết, mọi người vẫn nghĩ ngay đến những bữa cơm tất niên ngày cuối năm, mâm cơm cúng kiếng, đưa rước ông bà, là bữa tiệc đoàn viên của gia đình, là những món ngon được sẻ chia, mời mọc láng giềng, bạn bè. Chính vì lẽ đó, ẩm thực ngày Tết vẫn luôn là một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt. Bên cạnh trái dưa hấu đỏ, mâm trái cây ngũ quả – những đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết, mỗi vùng miền trên mảnh đất hình chữ S lại có những đặc sản, những món truyền thống mang phong vị rất riêng của mình. Do đặc điểm khí hậu, khẩu vị khác nhau của ba miền Bắc – Trung – Nam mà phong tục ẩm thực của từng vùng cũng có những “dấu ấn” không lẫn vào đâu được.
Đã bao giờ bạn tự hỏi TẠI SAO cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các gia đình Việt Nam lại chuẩn bị những món ăn truyền thống thật đặc trưng trong ngày Tết?
Tết miền Bắc lại có Canh Bóng hay Thịt đông?
Canh bóng phải đủ sắc màu thì năm mới sẽ rực rỡ. Tết ăn thịt đông cả nhà đồng lòng.
Tết người miền Trung lại ăn Tré hay Thịt heo ngâm mắm?
Thịt heo ngâm mắm, thắm tình miền trung.Tré vui tình thân, gia đình thuận hòa.
Tại sao, Tết miền Nam lại ăn canh khổ qua hay thịt kho hột vịt?
Món thịt kho hột vịt là cho một năm mới tràn phú quý và canh khổ qua là để cho khổ nó qua.